Ngành thời trang đang trong "cuộc chiến" trên nền tảng công nghệ khiến không ít ông lớn gục ngã. Tuy nhiên, đó lại là cơ hội thành công cho nhiều hãng thời trang biết chọn hướng đi "ngách" đầy táo bạo.
Thống kê trên cũng cho thấy, hàng loạt nhà bán lẻ thời trang đình đám thế giới đã nộp đơn xin phá sản như chuỗi bán lẻ Neiman Marcus và JCPenney, đến các thương hiệu J.Crew và True Religion, rồi cả Centric Brands - tập đoàn mua quyền sản xuất các thương hiệu Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Zac Posen và nhiều thương hiệu khác.
Tuy nhiên, thế giới đang nhìn về Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng như một miền đất hứa cho ngành thời trang. Cụ thể, năm 2019 - 2020 Việt Nam tiếp tục đón chào sự gia nhập của hàng loạt các thương hiệu thời trang quốc tế đủ mọi phân khúc, song hành với đó là rất nhiều thương hiệu nội địa khác.
Đánh giá về thời trang Việt trong 2 năm qua, Nhà thiết kế Tom Trandt - người được điền tên vào danh sách 30 under 30 của tạp chí Forbes Vietnam cho rằng, giai đoạn 2019-2020 đóng lại và mở ra những chương mới trong ngành thời trang. Rất nhiều người khổng lồ rời bỏ cuộc chơi như Forever 21 và Victoria's Secrets. Tuy nhiên, cũng chính trong 2 năm qua đã hé lộ ra những nhân tố mới trong ngành thời trang.
Nhìn lại 2 năm qua có thể thấy, xu hướng thời trang bền vững được nhiều người quan tâm. Điều này được thể hiện rõ khi khách hàng ngày càng có yêu cầu cao về sự minh bạch trong thông tin sản phẩm, xuất xứ, thành phần, tính nguyên bản, và những tác động đến môi trường,… Đó là điều dễ hiểu khi ngành thời trang đã có vết trượt dài trong những câu chuyện lùm xùm về nguồn gốc, nhãn mác trước đó.
Cùng với đó thay vì tham gia các tuần lễ thời trang tốn kém và khuôn mẫu, các thương hiệu trẻ ngày càng dân chủ hóa trải nghiệm xem thời trang qua các hình thức mới, như Open Studio (Mở xưởng), livestream cùng nhau bình luận, hoặc trưng bày qua các nền tảng mới như Fashion Revolution Week (Tuần lễ cách mạng thời trang).
Đặc biệt, các thương hiệu lớn bắt đầu đầu tư cho việc cá nhân hóa sản phẩm, cho phép khách hàng đồng thiết kế món hàng họ thích. Nhu cầu về sản phẩm làm từ nguyên liệu nội địa cao cấp ngày càng cao, cho cả khách du lịch và người bản xứ.
Điểm nổi bật của thời trang Việt là nhanh và rẻ. Điều này gây khó khăn cho các cửa hàng thời trang cao cấp, thậm chí có người còn cho rằng thương mại điện tử sẽ lấy mất một tỷ lệ doanh thu lớn của các các cửa hàng trên phố, và tiến đến thay thế các cửa hàng này.
Tuy nhiên mọi việc lại diễn ra hoàn toàn khác hẳn. Có chăng câu chuyện này chỉ đúng trong giai đoạn cách ly vì dịch Covid-19.
Việt Nam mới chỉ có vài tập đoàn bán lẻ thời trang như DAFC, Vin Group hay Global Link, có trung tâm phân phối đa thương hiệu (multi-brand store). Ngoài ra, một số công ty dệt may Việt Nam có showroom phân phối độc quyền thương hiệu nhưng thiếu sự gắn kết tình cảm cá nhân giữa nhà thiết kế và khách hàng.
Đa số các hãng thời trang Việt có từ một đến vài cửa hàng dạng boutique của riêng thương hiệu mình nhưng ở tầm vóc nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến doanh số thị trường do thiếu trung tâm bán lẻ.
Một số nhà thiết kế Việt để vượt qua khó khăn của thị trường, họ chọn cách gắn kết với các ngôi sao nổi tiếng, từ đó giúp thương hiệu đến gần được với người hâm mộ các ngôi sao.
Tuy nhiên, tâm lý khách hàng khi bước vào cửa hàng thường không chỉ để mua hàng mà họ còn mong muốn được chào đón, được nhận ra và được thấu hiểu nhu cầu của mình. Nói đơn giản họ muốn mua một văn hóa, một phong cách.
Đó cũng là lý do sự độc quyền trong phong cách sẽ tạo được uy tín và lôi cuốn khách hàng để từ đó có được nhóm khách hàng trung thành.
Nắm bắt xu hướng này, mặc dù là hãng thời trang còn khá mới mẻ trên thị trường nhưng Thời trang Caesa đã làm được điều mà nhiều hãng thời trang mơ ước đó là xây dựng cộng đồng khách hàng trước khi xây dựng thương hiệu và sản phẩm.
"Ngay từ khi ra đời Caesa đã hướng đến xây dựng cộng đồng khách hàng. Đó là những khách hàng quen, trung thành và thấu hiểu về nhau", anh Khả Anh - CEO Caesa cho biết.
Khả Anh - CEO Caesa
Để làm được điều đó, bên cạnh việc xây dựng và định vị những sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý Caesa đã xây dựng cộng đồng Caesa & Friends thành nơi giao lưu, gặp gỡ và hợp tác. Hệ sinh thái này không chú trọng phát triển nhanh về số lượng và không nhằm mục tiêu bán hàng mà là sân chơi dành cho khách hàng với tư cách là những người bạn.
Theo chia sẻ của anh Khả Anh, để phát triển cộng đồng này được như thời điểm hiện tại Caesa đã thường xuyên tổ chức những chương trình kết nối như các phiên đấu giá một số sản phẩm giá trị cao để tạo sân chơi cho các thành viên có cơ hội trải nghiệm ở mức giá hợp lý và cũng gia tăng sự tương tác, gần gũi giữa các thành viên với nhau.
Đáng nói, để hiện thực hóa việc kết nối và mang lại giá trị thiết yếu dành cho thành viên, vào tháng 1/2021 Caesa đã tổ chức chương trình Gala Party "One Team - One Passion" tại khách sạn Sheraton với sự tham dự của gần 150 khách mời là các thành viên sinh hoạt trong cộng đồng.
Tại chương trình này, những phần quà với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng đã được Caesa và các thương hiệu đồng hành mang đến cho các thành viên.
Không gian Showroom Caesa Thanh Hóa
Tiếp nối những thành công đó, vào ngày 30/4 tới đây Caesa sẽ chính thức ra mắt cửa hàng thứ 2 tại TP. Thanh Hóa với quy mô và sự đầu tư hiện đại, bài bản hơn với giá trị đầu tư gần 3 tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dịp này Caesa & Friends tiếp tục mang đến chương trình Gala & Summer Party Tropical tổ chức tại khu nghỉ dưỡng 5 sao FLC Sầm Sơn như một lời tri ân và là sân chơi mùa hè tạo sự gắn kết, sẻ chia.
"Chúng tôi đánh giá cách nhìn nhận và mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi. Thành công chỉ đến với thương hiệu nào có sự thay đổi nhanh chóng và hiệu quả nhất và Caesa đã chọn một lối đi riêng khó khăn, vất vả nhưng chắc hẳn đó sẽ là những trải nghiệm đầy thú vị", CEO Khả Anh nhấn mạnh.
Người mở đường bao giờ cũng khó khăn, vất vả nhưng đó là cái "ngách" mà Caesa đã chọn, đã đi và sẽ thành công giữa biển lớn thời trang hiện nay.
Theo Dân trí
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàngPhí vận chuyển: Tính lúc thanh toán
Thành tiền: